SAU DỊCH BỆNH, CÁC ĐỊA PHƯƠNG NÀO SẼ ĐÓN NGUỒN VỐN LỚN ĐỔ VÀO BẤT ĐỘNG SẢN?

Cách chính phủ Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid 19 góp phần đưa tên tuổi Việt Nam vào top các quốc gia “đáng sống” trên thế giới, qua đó giới chuyên gia nhận định rằng, số vốn đầu tư nước ngoài & lượng kiều hối sẽ gia tăng đột biến trong thời gian tới.

Ngoài Hồ Chí Minh, Đồng Nai là tỉnh được lựa chọn đầu tiên khu vực phía Nam.

Theo các phân tích và quy hoạch ở tầm quốc gia, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là Đồng Nai có các điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng các đô thị có quy mô tầm cỡ khu vực và thế giới. Trong khu vực này địa bàn Tây – Nam Đồng Nai (gồm thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch và Long Thành) là khu vực cửa ngõ phía Đông của TP. Hồ Chí Minh.

Với đặc quyền trên, trung tâm tỉnh Đồng Nai – thành phố Biên Hòa đang là trung tâm đô thị, kinh tế chính của tỉnh, đã phát triển lâu đời & sở hữu cộng đồng dân cư gồm những chuyên gia hàng đầu làm việc tại các khu công nghiệp chính; những thương nhân lớn, thu hút lao động chất lượng cao.

(Biên Hòa – Đồng Nai hiện đang là địa phương thu hút nguồn vốn đầu tư FDI nhiều nhất cả nước)

Vì thế, ngoài nhu cầu nhà ở cho người dân địa phương, nguồn cầu còn đến từ gần 20 khu công nghiệp lớn xung quanh với hơn 15.000 chuyên gia nước ngoài, 500.000 công nhân và cả lượng dân nhập cư. Hiện lượng căn hộ ở Biên Hòa mới chỉ đáp ứng khoảng 3% nhu cầu nhà ở cho giới chuyên gia và dân văn phòng làm việc tại các khu công nghiệp, mở ra thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp địa ốc đầu tư trong thời gian tới.

Bình Dương đón sóng đầu tư.

Ba địa phương gồm Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai tạo nên tam giác sản xuất chủ lực của khu vực kinh tế Đông Nam Bộ. Trong đó, lợi thế phát triển mạnh về công nghiệp, Bình Dương ngày càng khẳng định vai trò trong hoạt động sản xuất đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, năm 2019, Bình Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 3 cả nước với tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt 3,415 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 143,98% so với chỉ tiêu năm 2019. Trong đó, dòng vốn FDI chủ yếu tập trung đầu tư vào sản xuất ở các khu công nghiệp.

Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp, 10 cụm công nghiệp đang hoạt động. Để cung ứng nguồn lao động cho sản xuất, một lượng lớn người lao động đến từ khắp cả nước đã và đang đến sinh sống làm việc tại Bình Dương.

Dân số Bình Dương hiện có 2,4 triệu người, trong đó gần 80% dân số thành thị. Tuy nhiên, nếu tính thêm phần người nhận cư thì dân số Bình Dương sẽ cao hơn con số này. Như tính toán, riêng đối tượng là cấp chuyên gia, cấp quản lý nước ngoài đang làm việc tại Bình Dương hiện đang là hơn 50.000. Việc hình thành và mở rộng các khu công nghiệp phát triển sản xuất phải còn cần thêm các chuyên gia, người lao động. Chính vì thế, người lao động có chuyên môn cũng như lao động phổ thông sẽ không ngừng đến Bình Dương làm việc trong tương lai. Điều này cũng đồng nghĩa, nhu cầu nhà ở cũng không ngừng tăng thêm.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Bình Dương, triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Bình Dương đã công nhận chủ đầu tư cho 46 dự án nhà ở thương mại, với tổng diện tích đất khoảng 196,93 ha; chấp thuận chủ trương đầu tư cho 46 dự án nhà ở thương mại với tổng diện tích đất 339,01 ha, tổng diện tích sàn 3.135.000 m², tổng số 14.636 căn. Tính lũy kế từ năm 2016 đến hết năm 2019, Bình Dương đã công nhận chủ đầu tư cho 112 dự án, tổng diện tích đất khoảng 722,4 ha.

(Bình Dương sở hữu quỹ đất sạch và quy hoạch đồng bộ)